Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Bí thư TP.HCM, Bộ trưởng Nông nghiệp nói về xuất khẩu rau quả, tôm

Bí thư Thành uỷ, đại biểu Quốc hội TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng trị giá kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả hiện lớn hơn dầu thô và kiến nghị đưa mặt hàng này vào nhóm hàng chủ lực của đất nước.

 

Rau quả vượt dầu thô

Thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018-2020, ông Nguyễn Thiện Nhân dẫn số liệu, năm 2016 xuất khẩu dầu thô đạt 2,4 tỷ USD, xuất khẩu gạo đạt 2,15 tỷ đồng USD, xuất khẩu cà phê đạt 3,3 tỷ USD, xuất khẩu thủy sản đạt 7,5 tỷ USD, xuất khẩu rau, quả và hoa đạt 2,45 tỷ USD... Từ đó, đại biểu kết luận: Như vậy lần đầu tiên xuất khẩu rau quả, hoa lớn hơn xuất khẩu dầu thô.

Theo phân tích của ông Nguyễn Thiện Nhân, nhìn lại lịch sử phát triển, năm 2005 xuất khẩu dầu thô đạt 7,3 tỷ USD vượt gấp 31 lần xuất khẩu rau, quả và hoa. Thời gian qua mặt hàng rau, quả và hoa tăng bình quân 30%/năm. “Như vậy có thể dự báo đến năm 2022, giá trị xuất khẩu của rau, quả và hoa sẽ đạt khoảng 9 -10 tỷ USD/năm, con số còn cao hơn xuất khẩu dầu thô lúc tốt nhất. Từ đó có gợi ý quan trọng trong các mặt hàng sản xuất nông nghiệp xuất khẩu quả, rau, hoa chưa được coi là sản phẩm chủ lực quốc gia, nhưng trong 5 năm qua mặt hàng này đã tăng trưởng vượt bậc…” - ông Nguyễn Thiện Nhân nói.

Vì vậy, trước khi kết thúc phần phát biểu, Bí thư Thành ủy TP.HCM kiến nghị: Chính phủ cần xem xét đưa nhóm hàng rau, quả và hoa thành nhóm sản phẩm chủ lực của đất nước chúng ta.

Theo ông, trong 12 sản phẩm chủ lực của nước ta đến nay lúa gạo chất lượng cao, có cà phê, cá da trơn chất lượng cao, tôm từ nước nợ có các sản phẩm từ nấm. Trông rau, quả, hoa xuất khẩu không cần cánh đồng lớn, vườn của bà con có thể trồng được, đồi nghiêng cũng có thể trồng cây tốt. Đối với tỉnh miền núi như Sơn La phát triển nhiều hợp tác xã trồng nhiều loại quả, rau và hoa xuất khẩu là rất tốt…

Sản phẩm nông nghiệp đi 180 quốc gia

Cũng liên quan đến xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, trong phần giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam không chỉ thỏa mãn nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu đi 180 nước với 30 tỷ USD năm vừa qua và năm nay dự kiến 35 tỷ đô la.

“Như vậy ta đã có nền kinh tế mở về nông nghiệp thì chúng ta phải chấp nhận hàng hóa bên ngoài về nông sản vào chúng ta. Chỗ này nếu ta không tính toán kỹ, xác định những sản phẩm lựa chọn mang tính thế mạnh có giá thành phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng thì không thể chiến thắng được, thậm chí thua trên sân nhà. Do đó đây là 2 nguyên tắc mang tính chất cơ bản trong tái cơ cấu nông nghiệp của chúng ta hiện nay. chúng ta có làm được điều này không phải khẳng định nếu tập trung quyết liệt là chúng ta làm được”- ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

Theo Bộ trưởng, trong biến đổi khí hậu cũng tạo ra dư địa mới mà nếu biết cách tận dụng có thể đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính chất lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, đồng bằng sông Cửu Long trước đây vốn tập trung nông sản theo trình tự lúa gạo, thủy sản, trái cây thì nay chuyển sang thủy sản, trái cây và lúa gạo.

Ông Nguyễn Xuân Cường phân tích: Bởi vì nước biển dâng, thượng nguồn thay đổi, quy luật dòng chảy thay đổi nhưng trên nền tảng nước thì phải lựa chọn đối tượng gì thích ứng nhất với biến động mới thì thủy sản mới lựa chọn lên đầu. Có cơ sở vì một là xu hướng thị trường thế giới tốc độ tăng nhu cầu thủy sản từ 5 đến 7%, chúng ta lựa chọn 2 con điển hình là tôm và cá tra, riêng tôm thế giới này 7 tỷ người, mỗi người ăn một cân là 7 triệu tấn. Trong khi hiện nay mới có 5 triệu tấn cung ứng, rõ ràng một còn dư địa rất lớn.

TAGS :