Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Campuchia: Triển vọng tiêu cực đối với hạt tiêu

Diện tích trồng tiêu phát triển nhanh chóng ở Campuchia cùng lúc với giá cả trên thế giới gia tăng đã dấy lên mối lo ngại sản lượng hạt tiêu tăng mạnh trên khắp Vương quốc có thể khiến thị trường rớt giá vụ mùa tới và thúc đẩy ngành này sụp đổ.

 

Hean Vanhan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, cho biết việc trồng tiêu với quy mô lớn trong những năm gần đây được khuyến khích nhờ giá cả tăng cao, đã giúp gia tăng sản lượng hạt tiêu của Campuchia.  Ông cho biết tổng sản lượng hạt tiêu đã tăng gấp đôi vào năm ngoái và đã tăng lên gấp 8 lần kể từ năm 2013, đã gây ảnh hưởng lên nguồn cung toàn cầu do sản lượng gia tăng tương tự ở các quốc gia sản xuất hạt tiêu lớn khác.

“Theo số liệu của chúng tôi, sản lượng hạt tiêu đã tăng lên đáng kể, nhưng bây giờ mối quan tâm lớn của nông dân là thị trường đã trì trệ”, ông nói hôm qua.

Số liệu của Bộ cho thấy tổng sản lượng hạt tiêu đã tăng lên 20.054 tấn trong năm nay, so với 11.819 tấn vào năm 2016 và chỉ có  2.498 tấn hồi năm 2013.  Hiện nay đã trồng hơn 5.000 ha tiêu so với chỉ 400 ha vào năm 2013.

Sản lượng tiêu phần lớn ở tỉnh Tbong Khmum với gần 15.000 tấn năm ngoái. Trong khi các tỉnh Ratanakiri và Kratie, mỗi tỉnh đóng góp khoảng 1.200 tấn.

Giá hạt tiêu thế giới đã tăng gấp ba lần trong khoảng năm 2009 – 2015, đã khuyến khích nhiều sự đầu tư mới vào việc canh tác hạt tiêu và nhờ đó diện tích trồng tiêu đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, giá cả đã giảm mạnh do Việt Nam, nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới, tiếp tục tăng cường năng lực sản xuất hạt tiêu.

Quốc gia này chiếm khoảng 1/3 sản lượng tiêu toàn cầu, dự kiến ​​sẽ tăng sản lượng lên hơn 200.000 tấn trong năm nay, từ 175.000 tấn vào năm ngoái.
Ông Vanhan còn cho biết nguồn cung tăng và giá giảm đã đẩy ngành này đến một thời khắc đầy khó khăn.

Giá tiêu đen tại Campuchia, không bao gồm hạt tiêu Kampot, đã giảm khoảng 60% kể từ khi cao điểm vào năm 2014. “Chi phí và thị trường đã trở thành những vấn đề quan trọng đòi hỏi cần cải thiện ngay”, ông nói. “Nếu không, ngành có thể không cứu vãn được.”

Theo ông Vanhan, Chính phủ và các tổ chức liên quan nên nỗ lực phối hợp để bảo vệ và thúc đẩy ngành tiêu của Campuchia trên thị trường quốc tế, do nông dân trong nước chủ yếu dựa vào các nhà môi giới Việt Nam để mua hạt tiêu của mình bán cho khách quốc tế.

Var Rothsan, chuyên gia của Bộ Thương mại, cho biết nguồn cung quá mức đã gây áp lực giảm giá tiêu, trong khi các công ty môi giới mua của nông dân địa phương với giá chỉ 3 USD/kg, thấp hơn giá thành sản xuất.
Ông nói rằng Bộ đã nhận thức được những thách thức mà nông dân trồng tiêu Campuchia đang đối mặt và đang tìm kiếm các giải pháp.

“Chúng tôi biết vấn đề này và chúng tôi đang cố gắng cung cấp cho nông dân cơ hội tìm kiếm thị trường riêng của họ, đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Rothsan còn cho biết thêm Bộ cũng đang nỗ lực xây dựng thương hiệu tập thể mới cho hạt tiêu Campuchia nhằm nâng cao sức tiêu thụ hạt tiêu trên các thị trường quốc tế, một động thái giúp nông dân tiếp cận các thị trường này và giảm sự phụ thuộc vào các nhà môi giới Việt Nam.

“Chúng ta cần thời gian để xây dựng niềm tin của người tiêu dùng thông qua một nhãn hiệu tập thể, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm của hạt tiêu của chúng tôi”, theo ông, việc tung ra nhãn hiệu có thể sẽ mất 2 năm nữa.

Yin Sopha, giám đốc điều hành Hợp tác xã Phát triển Nông nghiệp Memot Dar Pepper, cho hay giá tiêu đen tại địa phương đã giảm xuống còn 3,5 USD/g, thấp hơn mức đỉnh vào năm 2014 là 10,5 USD/ kg. Ông nhấn mạnh, sự suy giảm này đã khiến cho người trồng tiêu lâm vào cảnh nợ nần.

“Giá đã giảm đáng kể trong năm nay và phần lớn nông dân không có khả năng trả lãi cho các khoản vay ngân hàng,” ông nói.

TAGS :