Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Cước phí dịch vụ vận tải

KHÁI NIỆM CIF LÀ GÌ

CIF là viết tắt Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí) là điều kiện giao hàng tại cảng dỡ hàng: Trong hợp đồng mua bán quốc tế nó thường được viết liền với một tên cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Hồ Chí Minh .

Với điều kiện này, người bán hàng đưa hàng từ kho ra cảng, thủ tục hải quan hàng xuất và chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm hàng hóa đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ trên với Nhập CIF Hồ Chí Minh, bạn hiểu rằng người bán sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hồ Chí Minh, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục hải quan từ địa điểm giao hàng này và đưa hàng về kho.

SỰ NHẦM LẪN CỦA MỘT SỐ NHÀ NHẬP KHẨU KHI SỬ DỤNG CIF

 

Thực tế Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp,nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và không phải suy nghĩ và chịu rủi ro vì bảo hiểm hàng hóa, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Tuy nhiên Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ chứng thư bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Và trên trách nhiệm thì người bán chỉ trả phí mua bảo hiểm, còn người mua mới là người thụ hưởng và đứng tên trên bảo hiểm là người được thụ hưởng. Như vậy nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển thì người mua phải đứng ra làm việc với bảo hiểm chứ không phải là người bán nữa.

Ngoài ra nếu có vấn đề bất trắc xảy ra thì bên mua phải tự làm việc với bảo hiểm sở tại, nếu công ty bảo hiểm đó không có đại lý ở Việt Nam thì quả là một việc phiền phức cho nên các bạn chú ý điểm này nhé.

KHÁI NIỆM FOB

FOB là một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board.

Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng.

Khi hàng đã lên tàu nghĩa là người bán đã hết trách nhiệm.

Trong điều kiện này thì người bán chỉ việc vận chuyển hàng từ kho của mình ra cảng và làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu. Còn việc thuê tàu thì do bên người mua chịu trách nhiệm.

 

Cảng chùa vẽ 

Ngoài ra, còn có các điều kiên thường được sử dụng như:

ExWork – Giao hàng tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước nhập khẩu.

DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu phát sinh tại nước nhập khẩu.

DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Cước biển và các phụ phí kèm theo

Cước biển là gì?

Cước biển trong tiếng anh gọi là Freight Cost,  là khoản chi phí để vận chuyển hàng hóa trên một container hoặc trên một CBM. Tùy theo các tuyến đường và hãng tàu, thậm chí là Fowarder  mà có mức cước khác nhau.

Phụ phí cước biển?

Phụ phí cước biển là các khoản phí tính thêm vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hay của công hội.

Mục đích của các khoản phụ phí này là để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do những nguyên nhân cụ thể nào đó ( như giá nhiên liệu thay đổi, bùng phát chiến tranh…)

Các phụ phí này thường thay đổi, và trong một số trường hợp, các thông báo phụ phí mới hãng tàu cung cấp cho người gửi hàng trong thời gian rất ngắn trước khi áp dụng.

Các phụ phí thường gặp trong vận tải container đường biển:

1. Phí THC (Terminal Handling Charge): Phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng.

2. Phí Handling (Handling fee) :

Phí Handling là phí để trả cho quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý ở nước ngoài tại Việt Nam thực hiện một số công việc như khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành B/L, D/O cũng như các giấy tờ liên quan…

3. Phí D/O (Delivery Order fee) : Phí lệnh giao hàng

-Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến Hãng tàu / Forwarder để lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ) / làm phiếu EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.

4. Phí AMS (Advanced Manifest System fee) : Phí khai báo hải quan

Khoảng 25 Usd / Bill of lading. Phí này là bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác yêu cầu khai báo chi tiết hàng hóa trước khi hàng hóa này được xếp lên tàu để chở đến USA, Canada…

5. Phí ANB tương tự như phí AMS (Áp dụng cho châu Á).

6. Phí B/L ( Bill of Lading fee), phí AWB ( Airway bill fee) : Phí chứng từ

Phí chứng từ (Documentation fee). Tương tự như phí D/O nhưng mỗi khi có một lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hàng một cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway Bill (hàng vận tải bằng đường không).

7. Phí CFS (Container Freight Station fee) : Phí dỡ hàng và quản lí của kho tại cảng

Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.

8. B/L: (Amendment fee): Phí chỉnh sửa

Chỉ áp dụng đối với hàng xuất. Khi phát hành một bộ B/L cho shipper, sau khi shipper lấy về hoặc do một nguyên nhân nào đó cần chỉnh sử một số chi tiết trên B/L và yêu cầu hãng tàu / forwarder chỉnh sửa thì họ có quyền thu phí chỉnh sửa

9. Phí BAF ( Bunker Adjustment Factor) : Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)… – Phí BAF (Bulker Adjustment Factor): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu). – Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á).

10. Phí PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

11. Phí CIC (Container Imbalance Charge) : Phụ phí mất cân đối vỏ container

Hay “Equipment Imbalance Surcharge” là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng nhập. Có thể hiểu nôm na là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

12. Phí GRI (General Rate Increase) :

Phụ phí của cước vận chuyển (chỉ xãy ra vào mùa hàng cao điểm).

13. Phí chạy điện ( áp dụng cho hàng lạnh, chạy container tại cảng ):

Phải cắm điện vào container để cho máy lạnh của container chạy và giữ nhiệt độ cho hàng lạnh.

14. Phí vệ sinh container ( Cleaning container fee)

15. Phí lưu container tại bãi của cảng ( DEMURAGE )

16. Phí lưu bãi của cảng ( STORAGE )

17. Phí thu hộ cước vận tải biển hàng nhập ( Phí IFB)

Là việc cước phí vận chuyển hàng đóng container, hàng lẻ, hàng xá… lẽ ra phải trả tại nước XK bởi người XK, nhưng do một lý do nào đó (do điều kiện giao hàng chẳng hạn, do thỏa thuận giữa exporter và importer chẳng hạn) mà phí này được trả bởi importer tại nơi đến.

Các công ty forwarder tại nơi đến có nghĩa vụ thu giùm các đại lý của họ ở nước ngoài cước phí vận tải và trả lại cho các đại lý đó.

18. Phí ISF = Importer Security Filing : Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu

Ngoài việc phải kê khai thông tin hải quan Mỹ tự động, tháng 1-2010 Hải quan Mỹ và Cơ quan bảo vệ biên giới Mỹ chính thức áp dụng thêm thủ tục kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu (ISF – Importer Security Filing).

Ngoài các thông tin giống như khai AMS, thủ tục khai ISF form yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải cung cấp thêm thông tin khác như nhà sản xuất, thông tin của nhà nhập khẩu (Importer of record number), mã số hàng hóa (Commodity HTSUS number) và nhà vận tải đóng hàng vào container (Consolidatior). Thông tin này cũng được yêu cầu phải được kê khai cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu ở cảng chuyển tải khởi hành đến Mỹ.

Thường việc kê khai ISF (Importer Security Filing – Kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu) sẽ cùng lúc với việc khai AMS và các đại lý vận tải sẽ giúp nhà nhập khẩu kê khai thông tin này. Chi phí cho việc kê khai ISF cũng khoảng 25 usd / Bill. (2013)

19. Phí kẹt cảng / phí tắc nghẽn cảng / thu hộ phí PCS ( Port Congestion Surcharge – PCS) :

Là phí phát sinh mang tính thời vụ, khi có khả năng xảy ra tình trạng ách tắc hàng hóa tại cảng (khiến chi phí lưu bãi tăng thêm quá lớn, hoặc tàu nhập hàng về phải đậu chờ đến 2-3 ngày mới giải tỏa được container). Một số hãng tàu và đại lý lợi dụng điều đó để tranh thủ thu phí tắc nghẽn cảng, cho dù nguyên nhân tắc nghẽn không phải do cảng mà là do ùn tắc giao thông đường bộ kết nối cảng…

20. Phí COD (Change of Destination) : Phí thay đổi cảng đích

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. ví dụ như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

TAGS :

bao lanh van tai dich vu dich vu van tai van tai bien