Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Doanh nghiệp kiến nghị không tăng lương tối thiểu trong năm 2018

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về thực thi pháp luật lao động vừa được Bộ lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức.

Theo Phó giám đốc Công ty May 10, ông Thân Đức Việt, không nên tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 khi năm 2016 đã tăng 12,4% so với 2015 và năm 2017 tăng 7,3% so với năm 2016. Và nếu năm 2018 có tăng thì phải có mức tăng hợp lý, cụ thể là dưới 5% để đảm bảo mức chi trả của doanh nghiệp. 

Bởi hiện sức tiêu dùng hiện nay không tăng, vì vậy không thể tăng lương vì sẽ dẫn đến giá sản phẩm tăng. Hơn nữa, với mức lương tối thiểu vùng 1 như hiện nay là 3,75 triệu đồng, cộng với hệ số 1,13 theo quy định, thì lương tối thiểu mà công ty đang trả cho người lao động là hơn 4 triệu đồng/tháng. Riêng mức tăng lương tối thiểu vùng như năm 2017, tiền đóng BHXH và các phí khác của công ty đã gần 22 tỷ đồng. 

“Đối với ngành may mặc, quỹ tiền lương chiếm khoảng 60% tổng chi phí. Vì vậy, nếu như tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng, với những công ty sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực may mặc sẽ ảnh hưởng đến khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng như sự phát triển của ngành. Bên cạnh đó, ngành may mặc trả lương theo sản phẩm. Nếu cứ tăng lương tối thiểu vùng hàng năm, nhiều lao động có chất lượng thấp sẽ vẫn được hưởng lương cao dẫn đến tâm lý ỷ lại của người lao động. Trong số 12.000 lao động của công ty May 10 thì có khoảng 5% thường phải bù lương vì không đáp ứng được tay nghề dù đã qua đào tạo. Hiện quỹ lương hàng tháng công ty đang trả là 60 tỷ đồng/tháng trong khi lợi nhuận cả năm công ty chỉ đạt khoảng 50 tỷ đồng", ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.

Ngoài ra, mức đóng BHXH dựa trên phụ cấp cộng phụ thu ghi trong hợp đồng lao động cũng khiến doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí. Trong năm 2016, riêng về tiền đóng BHXH mà công ty May 10 phải đóng là 22 tỷ đồng. Bắt đầu từ 1/1/2018, doanh nghiệp sẽ phải đóng BHXH dựa trên mức thu nhập, như vậy con số mà doanh nghiệp phải đóng sẽ không chỉ dừng lại ở mức 22 tỷ đồng. 

Đồng tình với ý kiến của ông Việt, đại diện Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí, bà Vũ Thị Hà cũng cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng nên giãn thời gian, không nên năm nào cũng tăng như gần đây. “Bởi trên thực tế, dù tăng lương tối thiểu vùng, nhưng thu nhập người lao động vẫn giảm vì phải tăng mức đóng BHXH và công đoàn phí”, bà Hà cho biết. 

Không chỉ đề xuất tạm hoãn việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2018, tại hội nghị đại diện cppng ty May 10 cũng đề xuất giữ lại 90% kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn tại cơ sở để chăm lo cho người lao động, đồng thời chưa áp dụng cách tính đóng BHXH mới từ năm 2018 để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. 

TAGS :