Dự báo thị trường lúa gạo khởi sắc
Vinanet - Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng đầu năm 2017, gạo xuất khẩu đạt 2,282 triệu tấn, so với cùng kỳ năm 2015, tăng 9,71%; giá (FOB) bình quân tăng 6,06 USD/tấn.
Đến nay, hợp đồng đã đăng ký đạt trên 3,5 triệu tấn. Dự kiến trong 6 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu thêm khoảng 2,97 triệu tấn.
Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch VFA, dự báo tình hình thị trường lúa gạo xuất khẩu từ nay đến tháng 9/2017 khả quan sẽ là cơ hội cho nông dân SX lúa. Một số địa phương trong vùng ĐBSCL thu hoạch lúa vụ HT sớm, nông dân bán lúa giá tăng lên mức khá cao và các DN thu mua tiêu thụ tốt.
Theo ước tính vụ lúa HT 2017 sẽ có khoảng 3 triệu tấn gạo hàng hóa. Từ tháng 6/2017 trở đi với các hợp đồng xuất khẩu tập trung cùng với hợp đồng thương mại có thể xuất khẩu thêm 880.000 tấn. Sắp tới gạo Việt tham gia đấu thầu tại Philippines thêm khoảng 250.000 tấn. Trong khi, gạo Thái Lan tồn kho còn ít, vì vậy có thể đây là yếu tố tăng giá.
Ông Năng nhận cho rằng, vụ HT ở ĐBSCL là “độc nhất vô nhị” trên thế giới, khi một số nước không có lúa vụ này thì Việt Nam có lúa. Vấn đề là có giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo. Đối với các đơn vị thuộc Bộ NN-PTNT có thông tin giúp nông dân và DN SX lúa gạo, tiêu thụ sản phẩm tốt hơn. Tuy nhiên vừa qua việc định hướng cơ cấu giống để tổ chức SX và thống kê cơ cấu giống còn chậm chạp chưa đáp ứng nhu cầu SX và tiêu thụ. Thông thường giống lúa IR50404 trong SX chiếm tỷ lệ khoảng 20%, nhưng vụ HT có thể tăng lên nhiều hơn, khoảng 30%. Vừa rồi khi thực hiện một số hợp đồng xuất khẩu mới nhận thấy trong vụ HT lúa IR50404 giảm rất sâu. Lúa thơm như Jasmine 85, Nàng Hoa 9, VD20…
Sở NN-PTNT các tỉnh thống kê cơ cấu SX nêu rõ tên từng loại giống lúa chiếm 10%, 20%... sẽ rất có ý nghĩa, giúp định hướng SX, tiêu thụ và các DN tính toán kế hoạch kinh doanh. Vụ TĐ đề nghị cơ cấu SX giống IR50404 khoảng 30%.
Từ tháng 4/2016 đến nay giá lúa tăng mức cao. Hiện nay giá lúa vẫn còn tăng và có thể giá cao đến tháng 9/2017. Nông dân trồng lúa phấn khởi. Tuy nhiên lúa tăng giá do đâu? Theo ý kiến của một số DN phân tích đối chiếu số liệu, đến tháng 8 các DN xuất hàng theo hợp đồng gần hết. Lúa HT tháng 7 thu hoạch rộ. Từ tháng 7 về sau một số diện tích lúa ở Thái Lan bắt đầu thu hoạch. Đến tháng 9 các nước thu hoạch lúa rộ thì giá lúa khó giữ mức cao.
Tại hội nghị gạo Thái Lan cuối tháng 5/2017 vừa qua, ngành gạo thế giới đang chuyển biến 180 độ, từ chỗ người mua làm chủ đã chuyển qua người bán làm chủ. Người có gạo hàng hóa lúc này mới thật sự làm chủ. Năm 2016, nhu cầu gạo trên thị trường xuất khẩu cho thấy gạo nếp tăng 20%, gạo thơm tăng rất mạnh, khoảng 29% và chiếm trên 50% là gạo chất lượng cao, với giá cao. Nhưng cần có sự hỗ trợ của các Bộ, ngành giúp nông dân và DN nâng cao và đảm bảo chất lượng lúa gạo.
VFA kiến nghị Bộ, ngành hỗ trợ xúc tiến thương mại xuất khẩu gạo qua thị trường Mỹ. Vừa qua gạo xuất qua Mỹ bị yêu cầu kiểm tra 5/8 hoạt chất không có dư lượng. Thị trường cần hàng nhưng chúng ta làm không đạt. Bây giờ chúng ta phải quay lại kiểm tra từ đất, kiểm tra trong quá trình SX kiểm tra vật tư đầu vào sử dụng những gì, chế biến như thế nào. Sau khi sản phẩm làm ra phải đưa đến cơ quan kiểm định kiểm tra hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi xuất vào Mỹ.
Theo ông Năng, trước mắt VFA kiến nghị Bộ NN-PTNT định hướng SX lúa gạo chất lượng cao, bán giá cao. Do xuất phát từ nhu cầu thị trường gạo chất lượng cao, giá cao, VFA đang triển khai ở 3 tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ xây dựng mô hình SX đầu tiên cho 4 HTX và 1 tổ hợp tác SX liên kết với 18 công ty thuộc TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2). Vinafood 2, Trường ĐH Cần Thơ và Sở NN-PTNT 4 tỉnh ĐBSCL đăng ký SX lúa gạo theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế SQF, xây dựng vùng SX lúa từ tiêu chuẩn VietGAP và định hướng cao hơn SX đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Các DN sẽ thu mua lúa theo thỏa thuận với nông dân. Đây là giải pháp giúp cho DN và nông dân SX lúa gạo tiếp cận thị trường gạo chất lượng cao.
Nguồn: nongnghiep.vn