Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Giải pháp giảm tình trạng "đẩy" giá hàng Việt Nam ở thị trường xuất khẩu

Ngày 26-5, tại hội thảo triển khai Đề án "Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia mạng lưới phân phối nước ngoài đến 2020", do Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, các đại biểu cho rằng, để có mặt tại các hệ thống phân phối trên toàn thế giới, các sản phẩm Việt Nam phải trải qua rất nhiều khâu trung gian. Đồng thời, với nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị đẩy giá tăng cao khi đến tay người tiêu dùng. 

Rút ngắn khâu trung gian
 Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 170 tỷ USD, còn chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt hơn 62 tỷ USD. Điều này cho thấy, sản lượng hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới khá lớn.
 Tuy nhiên, để xuất khẩu ra nước ngoài, đưa vào các hệ thống phân phối ở các nước, hàng hóa Việt Nam phải trải qua rất nhiều khâu trung gian, do đó sản phẩm đến tay người tiêu dùng tại thị trường xuất khẩu bị tăng giá thành.
 Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, một số doanh nghiệp cho rằng, trong mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, nhà cung cấp Việt Nam, các nhà phân phối nước ngoài đang hoạt động tại thị trường Việt Nam chưa áp dụng quy trình thu mua minh bạch với những chính sách cụ thể, để tạo điều kiện và cùng doanh nghiệp tháo gỡ thách thức về chất lượng, tiêu chuẩn an toàn của sản phẩm. Bởi hiện nay, không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa, hay nhà cung cấp Việt Nam miệt mài cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, nhưng con đường đến với các nhà phân phối nước ngoài vẫn rất khó khăn.
 Trong mối quan hệ hợp tác sản xuất hàng nhãn riêng, các chuyên gia cho rằng, để tận dụng và khai thác sản phẩm đặc sản, độc đáo của Việt Nam, cần tập trung phát triển các chương trình khuyến khích nhà phân phối nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp, nhà cung ứng Việt Nam sản xuất ra sản phẩm, chứ không phải là hình thức gia công cho sản phẩm hệ thống phân phối ngoại.
 
Ông Albin Bertrand, Giám đốc thu mua thực phẩm, Công ty Auchan Retail Việt Nam trực thuộc Tập đoàn bán lẻ Auchan (Pháp) cho biết, hiện tại sản phẩm của Việt Nam đang được kinh doanh trong hệ thống Auchan ở 14 nước. Trong đó, những chủng loại hàng hóa Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn thông qua hệ thống Auchan là sản phẩm nông sản, thủy sản...
 Mặc dù đánh giá tiềm năng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam rất lớn, nhưng ông Albin Bertrand, khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh khâu khảo sát và tìm hiểu xu hướng thị trường để hoạt động sản xuất-kinh doanh cũng như thâm nhập vào thị trường nước ngoài hiệu quả hơn.
  Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp hàng hóa vào các hệ thống phân phối nước ngoài, trong những năm qua Bộ Công Thương phối hợp các nhà phân phối châu Âu như Casino của Pháp, Metro Cash & Carry và Sehrgros (Đức), Makro (Cộng hòa Séc); Coop và Conad (Italia), Aeon và Lotte ở châu Á... tổ chức các Tuần hàng Việt Nam hằng năm, nhằm quảng bá đến người tiêu dùng các mặt hàng phong phú có chất lượng của Việt Nam và kết nối trực tiếp các doanh nghiệp với các chuỗi phân phối.
 
Tuy nhiên, việc tiếp cận các hệ thống phân phối nước ngoài, kênh phân phối hiện đại, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ, trong khi đó, với nguồn lực hạn chế, các doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định.
 Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ đang nỗ lực phát triển kênh xuất khẩu mới cho hàng Việt Nam, nhằm rút ngắn các khâu trung gian, thông qua xuất khẩu trực tiếp hàng hóa vào các hệ thống phân phối nước ngoài. Từ đó, giúp các doanh nghiệp giảm giá thành sản phẩm và đưa hàng hóa Việt Nam đến tay người tiêu dùng.
 Cụ thể, Đề án “Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 3-9-2015 với mong muốn thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận mạng phân phối nước ngoài không chỉ ở châu Âu, châu Á mà trên phạm vi toàn thế giới đến nay đã nâng tầm thành Đề án của Chính phủ, triển khai trên toàn quốc.
 Đề án, hướng đến hiện thực hóa mục tiêu thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng quy mô kim ngạch, đa dạng chủng loại các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại các hệ thống phân phối nước ngoài.
 Đặc biệt, ông Đặng Hoàng Hải cho hay, để hỗ trợ doanh nghiệp có thể xuất khẩu trực tiếp vào thị trường toàn cầu, trong thời gian tới, Bộ Công Thương xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống phân phối và doanh cung ứng; tập huấn quản lý chất lượng, tiếp cận hệ thống phân phối; xây dựng năng lực các doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí hệ thống phân phối.
 Đồng thời, kêu gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu tại Việt Nam; vận động hệ thống phân phối nước ngoài cam kết thu mua, xuất khẩu trực tiếp hàng hoá Việt Nam.

 
Mỹ Phương

TAGS :

giai phap thuc day xuat nhap khau xuat nhap khau