Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

“Lên đời” hộ kinh doanh, phải để bà con không sợ

Thủ tục sau khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp cần đơn giản để bà con lội xuống nước cảm thấy không sâu, không quá lạnh, không “sợ bơi”, làm sao cho việc “lên đời” không giống cảm giác em bé bị rơi xuống nước.

Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chia sẻ như vậy tại “Tọa đàm và thỏa hợp tác phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp tại Thái Bình”, do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) phối hợp với UBND tỉnh Thái Bình tổ chức sáng 15/8.

E ngại thủ tục pháp lý

Kinh tế tư nhân không chỉ là động lực chính cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, mà còn là đầu kéo quan trọng để phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2020, cả nước sẽ có 1 triệu doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này thì việc chuyển đổi hộ kinh doanh, gia đình lên doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. 

Theo ông Trần Huy Quân, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình, năm 2016, trên địa bàn tỉnh có tổng số 124.194 cơ sở sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho 216.891 lao động, tăng 5,7% về số lượng và 7,7% về lao động so với năm 2015. Tuy nhiên, cả tỉnh Thái Bình hiện mới có hơn 5.400 doanh nghiệp. 

Và thực tế này đang diễn ra ở nhiều địa phương. Vậy vì sao các hộ gia đình, hộ kinh doanh vẫn còn e ngại khi “lên đời”, tức là chuyển từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp? Mặc dù theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), vẫn giữ nguyên mô hình hộ kinh doanh sẽ khiến cho họ thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc chuyển đổi lên mô hình doanh nghiệp, từ thương quyền, quy mô phát triển hay cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện.

Từ thực tế khi đi khảo sát tại địa phương, ông Trần Quốc Khoa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cho hay, khi chuyển đồi mô hình kinh doanh từ hộ gia đình sang doanh nghiệp nhiều người vẫn còn e ngại chuyện thủ tục pháp lý lên doanh nghiệp, băn khoăn khi lên doanh nghiệp phải tuân thủ hệ thống chặt chẽ kiểm toán, thanh tra, kiểm tra…

 Xóa nỗi sợ "con ngáo ộp"

Để hiện thực hóa Đề án “Hỗ trợ hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp”, ông Kha cho rằng, cần sớm có nghị định về thực hiện Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa bởi nếu có nghị định thì sẽ cụ thể được vấn đề hỗ trợ như thế nào, cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước.

Đặc biệt, việc tuyên truyền để hộ kinh doanh thấy lợi ích khi chuyển đổi lên doanh nghiệp và để làm được việc này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, còn nếu để họ tự nguyện thì sẽ rất chậm.

Đồng tình với ý kiến này, ông Đặng Huy Đông cho hay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cố gắng để 4 nghị định liên quan đến Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời khi Luật có hiệu lực, gồm: Nghị định Bảo lãnh tín dụng, Nghị định về quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định về quỹ đầu tư khởi nghiệp, Nghị định hướng dẫn hực hiện quy định trong Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Về vấn đề thủ tục, theo ông Đông, cần đơn giản theo hướng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ gia đình, đơn giản hóa thủ tục ở mức tối giản để họ làm quen thủ tục, không thấy quá khó trong 3-4 năm đầu khi mới thực hiện chuyển đổi.

Trong việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp thực chất họ sợ “con ngáo ộp” thủ tục. Vì thế phải làm sao để họ không sợ vấn đề này và thấy được lợi ích khi chuyển đổi”, ông Đông nói.

Riêng với tỉnh Thái Bình, vị này cho rằng, số 5.400 doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn thấp, mới chỉ đạt 330 dân/doanh nghiệp. Tỷ lệ này thấp hơn so với trung bình cả nước, đặc biệt là so với thế giới. Việc phấn đấu 2020 đạt 9.000 doanh nghiệp, lúc đó đạt khoảng 200 dân/doanh nghiệp thì đây vẫn là con số khiêm tốn.

“Mục tiêu đạt 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 là chỉ tiêu cao nhưng không phải không thể thực hiện được. Nếu Thái Bình vượt hơn 9.000 doanh nghiệp như mục tiêu sẽ là đóng góp lớn cho mục tiêu của Chính phủ đặt ra”, ông Đông nhấn mạnh.

TAGS :