Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Năm 2017: Diễn ra các hoạt động thâu tóm của các nhà đầu tư châu Á

Lượng vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư châu Á không hề có dấu hiệu suy giảm vì các nhà đầu tư bất động sản trong khu vực vẫn tiếp tục tìm kiếm lợi nhuận ở nước ngoài, với hơn 19,5 tỷ USD đổ vào châu Mỹ và châu Âu trong nửa đầu năm 2017. Năm 2017 sẽ tiếp tục là một năm diễn ra các hoạt động thâu tóm của các nhà đầu tư châu Á

Đây là nhận định của đại diện Tập đoàn JLL khi đánh giá về dòng vốn đầu tư từ khu vực châu Á trong năm 2017. Theo đó, ông Pranav Sethuraman thuộc bộ phận Nghiên cứu Thị trường vốn Toàn cầu của JLL giải thích "Trong giai đoạn đầu của chu kỳ, nhà đầu tư châu Á ưu tiên các bất động sản trong khu vực, nhưng kể từ năm 2013 thì ngược lại, các giao dịch liên khu vực chiếm hơn một nửa trong tổng số các thương vụ mua bán xuyên biên giới.”

Bất chấp những bất ổn Brexit, Luân Đôn chiếm gần 25% tổng số các giao dịch liên khu vực và là nơi thu hút dòng vốn từ nhà đầu tư Châu Á nhiều nhất. New York, Washington, và Paris theo sau nhưng tổng lượng vốn nhận được từ nhà đầu tư châu Á của ba thành phố này vẫn thấp hơn Luân Đôn trong 3 năm rưỡi qua kể từ năm 2014.

Với hàng loạt các thương vụ đình đám thâu tóm những tài sản trọng điểm ở các thành phố cửa ngõ, nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và đặc biệt là Hong Kong đã trở thành những gã đầu tư liên khu vực lớn nhất với hơn 11 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Công ty bảo hiểm HNA của Trung Quốc chi ra 2,1 tỷ USD để mua lại dự án 245 Park Avenue, đây là lần thứ tư New York có giao dịch mua bán tòa nhà văn phòng có giá trị hơn 2 tỷ USD. 

Trong khi đó thương vụ thâu tóm tòa nhà "The Walkie Talkie" ở London với giá 1,7 tỷ USD của tập đoàn Lee Kum Kee Hong Kong đã xác lập kỷ lục mới cho tài sản đơn lập lớn nhất được giao dịch trong thành phố và danh sách từ Hong Kong còn có tập đoàn CC Land bỏ ra 1,4 tỷ USD để mua lại tòa nhà "The Cheesegrater" hồi đầu năm nay.

Ông Sethuraman cho biết, chính trị, cùng với đó là yếu tố kinh tế có tác động đến lượng vốn đầu tư ra khỏi châu Á. Tại Hong Kong, không khí chính trị căng thẳng cùng với mức giá bán cao kỷ lục và cuộc cạnh tranh gay gắt từ các công ty Trung Quốc đại lục đã khiến các nhà đầu tư trong nước săn lùng bất động sản ở Mỹ và Anh như là một nơi cất giữ tài sản an toàn đồng thời tạo ra lợi nhuận ổn định. "

Ông Sethuraman cũng cho rằng, đây là yếu tố được xem như vô giá đối với một thị trường đầy biến động như Trung Quốc. Sự kiện đồng tiền mất giá vào năm 2015, sau đó là cuộc suy thoái kinh tế khiến các nhà đầu tư đặt ra câu hỏi về sự ổn định của đồng Nhân dân tệ và nền kinh tế trong nước.

TAGS :