Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Tìm giải pháp kết nối phát triển công nghiệp hỗ trợ

Chiều 4/8, tại TP.HCM, Cục Công nghiệp địa phương - Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP.HCM tổ chức hội nghị ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam năm 2017. Vấn đề được nhiều đại biểu qua tâm là các giải pháp kết nối thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ. 

Nhiều lĩnh vực tăng trưởng khá

Báo cáo về tình hình hoạt động của ngành Công thương khu vực phía Nam 6 tháng đầu năm 2017, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM cho biết, tiếp đà tăng trưởng trong năm 2016, sản xuất công nghiệp của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có điều kiện phát triển thuận lợi; chỉ số sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2017 tăng trưởng khá, tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành công nghiệp của địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá so với cùng kỳ như: ngành khai khoáng, cơ khí, sản phẩm điện tử, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước…

DN tại các địa phương tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên đã chủ động đầu tư, đổi mới cơ cấu và đẩy mạnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, hầu hết các sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, lĩnh vực dệt may, Bến Tre tăng gần 67%, Tây Ninh tăng hơn 27%, Vĩnh Long tăng gần 19%, TP.HCM tăng 7,4%. Lĩnh vực thủy sản đông lạnh: Bạc Liêu tăng gần 12%, Hậu Giang tăng hơn 6%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của khu vực phía Nam đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 8,86% so cùng kỳ năm 2016. Các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao là TP.HCM tăng 10,2%, Bình Dương tăng hơn 20%, Đồng Nai tăng 11,45%. 

Ngành công thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam cũng đã không ngừng tăng cường hợp tác và liên kết thông qua nhiều chương trình thiết thực và đi vào chiều sâu. Ngành Công Thương khu vực phía Nam chiếm đến hơn 60% giá trị công nghiệp, 57% giá trị hàng hóa và doanh thu dịch vụ... 

Thiếu liên kết để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng có bước tăng trưởng khá, Sở Công Thương các tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng tổ chức các hoạt động kết nối để hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do DN công nghiệp hỗ trợ ở các tỉnh chưa nhiều, một số tỉnh thì DN đã có đầu ra nên không quan tâm nhiều đến hoạt động kết nối của các tỉnh, vì thế hiệu quả hoạt động kết nối thời gian qua chưa được như mong muốn. 

Nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp… Tính liên kết trong quá trình sản xuất của các DN công nghiệp hỗ trợ còn thiếu và yếu. Công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển mạnh, chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô. Sự dịch chuyển cơ cấu trong nội bộ các ngành công nghiệp còn chậm, kết quả đạt được chưa cao. 

Ông Châu Bá Long, Giám đốc Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên cho rằng, TP.HCM mặc dù là trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ mới chỉ dừng lại ở mức đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất sản phẩm công nghiệp. Bên cạnh đó, để sản xuất được các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghệ cao theo đơn đặt hàng của các nhà đầu tư FDI, các DN hỗ trợ trong nước cần phải đáp ứng các yếu tố như công nghệ, máy móc, nhân lực chất lượng cao…

Theo đó, các đại biểu đề xuất để phát triển thị trường của sản phẩm công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ cần tập trung vào đầu mối, trung tâm phân phối cấp vùng, để giảm chi phí vận chuyển, có sức hút DN cung ứng cũng như người mua sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động phân phối của DN. Như vậy sẽ giúp DN mở rộng thị trường tiêu thụ và mang lại hiệu quả cao hơn khi các DN tự kết nối, tìm kiếm mở rộng thị trường. 

Đồng thời, để ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực phía Nam đi lên, trong thời gian tới, ngành Công thương cần tổ chức hoạt động kết nối các DN hỗ trợ giữa các tỉnh thành nhằm tìm hiểu nhu cầu kết nối của DN từng sản phẩm, đối tác cần kết nối... 

TAGS :