Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Từ hộ kinh doanh lên doanh nghiệp: Không thể xong rồi "buông"...

Bên cạnh sự lo lắng của nhiều hộ kinh doanh về vấn đề thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý, thuế, chế độ ưu tiên… thì việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN còn đang gặp vướng mắc ở khâu thực hiện tại địa phương.

Lo “đưa đầu vào rọ”

Tham gia kinh doanh từ rất sớm (năm 1989) theo kiểu thuế khoán nhưng nay đã đến thời “về hưu” nên bà Nguyễn Thị Huê, chủ hộ kinh doanh Toàn Huê (kinh doanh điện dân dụng) muốn truyền lại cơ ngơi cho con. Tuy nhiên, khi con trai đề cập đến chuyện chuyển đổi mô hình từ hộ gia đình lên DN bà Huê rất lo lắng và cho rằng đang kinh doanh tự do liệu rằng khi lên DN có phải tự “đưa đầu vào rọ” hay không. Thế nhưng, “sau khi có Nghị quyết Trung ương 5, tôi nghiên cứu và thấy việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN là việc cần làm ngay và tôi cũng ủng hộ việc này”, bà Huê nói.

Dù vậy, bà Huê vẫn bày tỏ lo ngại: “Con tôi tuổi còn trẻ, không có tài sản thế chấp, không có nhà, học sinh vừa ra trường lấy gì cho vay vốn, trong khi bố mẹ không cho mượn nhà thế chấp. Không có điều kiện vay vốn như vậy liệu rằng sau này DN có được vay vốn không?”.

Có thể thấy, lo ngại này của bà Huê là có cơ sở trong bối cảnh chính sách cho vay, hỗ trợ DN là có nhưng để vay được thì còn là câu chuyện dài. Song, cũng có rất nhiều hộ kinh doanh sau khi lên DN chia sẻ rằng, họ có được nhiều thuận lợi hơn.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Hồng Phước (sản xuất, kinh doanh chăn, ga, gối) cho biết, DN hoạt động dưới hình thức cá thể được 7 năm rồi chuyển sang hình thức DN, đến nay là năm thứ 7. Cũng giống như nhiều ông chủ từng cho rằng chuyển đổi lên DN sẽ khó khăn nhiều thứ về thủ tục hành chính, thủ tục kê khai thuế…, nhưng khi bắt tay vào làm, tìm hiểu, ông thấy mọi thứ không có gì khó khăn, có chăng là do lúc đầu chưa được va chạm. “Tôi thấy lợi khi phát triển lên DN bởi lúc đó chúng tôi sẽ tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Khách hàng đánh giá sản phẩm tốt, có nguồn gốc, xuất xứ, còn nếu hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh thì sản phẩm sản xuất ra không được đứng tên”, ông Phúc nói. Nhờ vậy cho đến nay, Công ty Hồng Phước đã có 160 đại lý tại Thái Bình, đồng thời có thêm một số khách hàng ở Biên Hoà, Đồng Nai, Đà Lạt, Bình Phước…

Cũng giống như ông Phúc, ông Nguyễn Như Sơn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lam Sơn Thái Bình nhận thấy lợi ích khi chuyển đổi từ hộ gia đình lên thành DN. Tuy nhiên, có một thực tế ông Sơn đưa ra, đó là hộ kinh doanh ở quê chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đảm bảo, ổn định cuộc sống gia đình là chính cho nên khi nghĩ đến chuyển sang DN thì họ không hiểu được ngay. “Bản thân tôi hoạt động nhiều năm, giao lưu các DN này, DN kia cũng mới hiểu được vấn đề nghĩa vụ, quyền lợi được gì và hoạt động ra sao”, ông Sơn nói.

Không chỉ là chuyển đổi cơ học

Từ thực tế hộ kinh doanh còn e ngại nhiều vấn đề, một DN cho rằng, muốn chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN cần có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan Thuế trong việc nắm được các hộ kinh doanh, chiếu theo quy định sử dụng bao nhiêu người phải lên DN. Cơ quan Thuế phải hỗ trợ họ trong 2-3 năm đầu khi lên DN về thuế như vấn đề sổ sách, pháp lý. Đây là vấn đề thiết thực, nếu làm mạnh sẽ thúc đẩy được việc hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN.

Khá đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đúc rút: “Câu chuyện nằm ở chỗ người ta chưa nhìn thấy cái ưu tiên, ưu đãi bằng hiện thực. Theo lý thuyết, hộ kinh doanh lên DN được miễn phí, giảm thuế… nhưng thực tế lại chưa có gì”.

Một vấn đề quan trọng không kém được vị này nêu ra là có phường/xã, chính quyền không báo hộ kinh doanh là bao nhiêu người, có chăng cũng chỉ báo một phần còn lại phường/xã thu. “Tôi cho rằng toàn bộ hệ thống chính trị phải vào cuộc bởi một mình chúng tôi không làm được, một mình UBND tỉnh cũng không làm được mà phải có các lực lượng khác như Công an, Thuế, lãnh đạo phường/xã. Phường/xã phải báo cáo xem địa bàn của mình có bao nhiêu hộ kinh doanh và phân loại hộ kinh doanh nào có 10 lao động trở lên. Theo Luật Doanh nghiệp, từ 10 lao động trở lên hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành DN, chứ không thể đứng ngoài”, ông Thân nhận định.

Có cái nhìn rộng hơn, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên DN không chỉ dừng ở việc chuyển đổi cơ học, tức là có bao nhiêu chuyển đổi bấy nhiêu mà phải đặt mục tiêu cao hơn là hỗ trợ hoạt động kinh doanh có lợi thế, tiềm năng.

Để thực hiện được, ông Hiếu nêu cao vai trò của địa phương trong việc rà soát, đánh giá lại thực trạng các hộ kinh doanh và xem xét dưới góc độ: Hộ kinh doanh đang kinh doanh lĩnh vực gì, quy mô về thị trường, lao động (nhìn từ con số thực tế, không phải con số đăng ký), từ đó phân loại hộ kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ nhưng không có mong muốn chuyển lên DN hoặc ngành nghề đó không phát triển được phải đặt ra một bên. Địa phương phải nhắm đến đối tượng có tiềm năng để tập trung hỗ trợ phát triển nhóm đó.

Tuy nhiên, sự hỗ trợ không chỉ dừng ở mức độ sau khi chuyển đổi thì “buông” mà phải tính đến cam kết của chính quyền địa phương. Sự hỗ trợ ấy cần thực tiễn, mang tính chất “cầm tay chỉ việc”. Ví dụ, sau 2-3 năm khi họ chuyển đổi, cán bộ thuế phải hướng dẫn họ lập sổ sách tài chính, báo cáo để họ có nhân viên có thể làm việc đó, để DN có thể làm quen với môi trường kinh doanh cao hơn sau khi chuyển đổi. 

TAGS :