Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

'Việt Nam - Giỏ thực phẩm của thế giới'

Vừa qua, tại Hà Nội, các chuyên gia tham dự Hội thảo Phương án xây dựng Chiến lược thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam đã đưa ra đề xuất định vị thương hiệu cho ngành thực phẩm là "Việt Nam - Giỏ thực phẩm của thế giới".

 

Phát biểu khai mạc Hội thảo do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), Tổ chúc Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) và Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) phối hợp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết: Thực phẩm của Việt Nam đang dần được ghi nhận và tạo được hình ảnh tốt trên thế giới. Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng các sản phẩm nông sản thực phẩm phong phú cho các nước khác. Hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu ngành nông sản thực phẩm đang giành được sự quan tâm lớn của Chính phủ.

Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam do Chính phủ giao cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cùng nhiều bộ, ngành liên quan, cơ quan chuyên môn và các doanh nghiệp triển khai thực hiện.

"Đến nay, Chương trình đã cơ bản hoàn thiện quá trình nghiên cứu và đề xuất phương án định vị thương hiệu, cấu trúc thương hiệu và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành thực phẩm Việt Nam" - Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đánh giá.

Chương trình đã đề xuất phương án định vị thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam "Vietnam - the food basket of the world" (Việt Nam - Giỏ thực phẩm của thế giới) và đề xuất phương án về cấu trúc thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu cho ngành thực phẩm Việt Nam và các phân ngành thực phẩm cụ thể.

Theo bà Sarah Bartholomew - Chuyên gia quốc tế - "Vietnam - the food basket of the world" là khái niệm để định vị về thị trường Việt Nam. Là một đất nước có nhiều lợi thế và tiềm năng, Việt Nam sản xuất rất nhiều sản phẩm chứ không tập trung vào một sản phẩm cụ thể, đó là lý do tại sao Chương trình đã chọn khái niệm "food basket" - (một giỏ).

Cũng theo bà Bartholomew, về cấu trúc thương hiệu chung, Việt Nam có thể có nhiều sản phẩm khác nhau. Nếu xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm sẽ gây tốn kém. Dó đó, nếu có một thương hiệu chung cho tất cả, trong đó có các bộ nhận diện riêng sẽ ít tốn kém và phù hợp hơn.

Theo ông Leon Trujilo - Chuyên gia thương hiệu quốc tế - việc xây dựng thương hiệu cho ngành thực phẩm sẽ làm thay đổi nhận thức, cái nhìn của thế giới về một Việt Nam hoàn toàn khác biệt. "Tuy nhiên, thực phẩm Việt Nam mới chỉ có các thương hiệu đơn lẻ, mà chưa có một thương hiệu bao trùm cho ngành để tạo được sức mạnh làm thay đổi nhận thức" - ông Trujilo cho biết. 
Chương trình cũng đã chọn được hình ảnh nhận diện cho ngành thực phẩm Việt Nam. Đó là hình ảnh kết hợp giữa chữ V (ngoài việc là chữ cái đầu của tên nước, còn thể hiện hình dáng của thung lũng, địa hình của Việt Nam), hình trái tim (hàm ý liên tưởng đến sức khỏe và thể hiện được sản xuất bằng tình yêu), hình chiếc khiên (biểu tượng cho sự bảo vệ và chất lượng) và hình chữ V từ madala (biểu tượng tổng thể được thừa nhận chung thể hiện sự cân bằng và hạnh phúc). 

TAGS :

thuc pham thuc pham viet thuong hieu thuc pham viet vietnam