Bộ đếm Web miễn phí

Danh mục ngành hàng

  • slider
  • slider
  • Xuất khẩu vải thiểu
  • Noel
  • ns

Xuất khẩu thiếu hụt yếu tố bền vững

Trái với những dự đoán từ đầu năm, XK của Việt Nam đã có tín hiệu bứt phá tích cực. Nhiều khả năng XK năm 2017 sẽ vượt kế hoạch đề ra. Tuy vậy, yếu tố XK bền vững vẫn là thiếu hụt chưa thể bù đắp.

Tăng gần 18%

XK của Việt Nam tăng trưởng khá ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2017. Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, XK tăng đều qua từng tháng, ước đạt 133,5 tỷ USD trong 8 tháng, tăng 17,9% so với cùng kỳ.

Kết quả này có được là nhờ có sự tăng trưởng đồng đều ở tất cả các nhóm hàng. Ví dụ, nhóm hàng nông thủy sản tăng tới 18,7%, trong khi con số này của 8 tháng năm 2016 chỉ vỏn vẹn 5,9%. Trong nhóm này phải kể đến một số mặt hàng tăng trưởng tốt như rau quả (tăng 48% so với cùng kỳ), gạo (tăng 22,7% về lượng và 20,3% về trị giá). Cà phê, hạt điều, thủy sản, cao su cũng tăng trưởng khá trên 10%, thậm chí có những mặt hàng tăng gần 20%.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 107,1 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 80,2% tổng kim ngạch XK. Hầu hết các mặt hàng trong nhóm công nghiệp chế biến đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ: Điện thoại và linh kiện đạt 26 tỷ USD, tăng 14,8%; dệt may đạt 17 tỷ USD, tăng 7,2%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,7 tỷ USD, tăng 39,3%; giày dép đạt 9,6 tỷ USD, tăng 13%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 8,1 tỷ USD, tăng 30,1%...

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương) nhận xét, tăng trưởng XK 8 tháng đầu năm ở mức 17,9% là mức tăng cao so với mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm 2016. Đáng chú ý, XK của các DN trong nước tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá và đây cũng là điểm tích cực trong hoạt động XK. Theo đó, XK của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 37,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm 2016 (so với mức tăng khoảng 4,3% trong 8 tháng đầu năm 2016).

Bên cạnh đó, giá cũng là yếu tố giúp cho XK tăng trưởng tích cực. Cụ thể, giá XK tăng so với cùng kỳ, trong đó tăng mạnh nhất là cao su (tăng 36,5%), cà phê (tăng 28,7%), nhân điều (tăng 26,2%), than đá (tăng 35,6%) và dầu thô (tăng 22%).

Xét về cơ cấu thị trường, các thị trường XK chính có mức tăng tương đối mạnh. Tuy là thị trường truyền thống nhưng ước XK vào thị trường châu Á trong 8 tháng đầu năm có mức tăng khá với cùng kỳ năm 2016 (24,5%), chiếm tỷ trọng 50,5% tổng kim ngạch XK; các thị trường còn lại có mức tăng nhẹ; thị trường khu vực châu Âu có mức tăng xấp xỉ 12%, thị trường Mỹ tăng 13,1%...

Chưa bền

Sự phục hồi của kinh tế thế giới khiến cho nhu cầu NK trên thế giới tăng hơn đã tạo đà cho XK của Việt Nam tăng trưởng. Với tốc độ đó, Bộ Công Thương phấn khởi đưa ra dự báo XK năm 2017 có thể đạt 202 tỷ USD, tăng 14,4% so với năm 2016, vượt chỉ tiêu đề ra.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng của XK Việt Nam vẫn là vấn đề đau đáu của nhiều chuyên gia khi XK chưa bền vững, còn phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới, còn phụ thuộc vào NK. Có thể thấy, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam còn yếu, điển hình là khi so sánh với hàng hóa của Thái Lan. Trong khi hàng Thái ồ ạt tràn vào Việt Nam ở khắp mọi nơi theo các con đường khác nhau như NK trực tiếp, hội chợ, siêu thị thì hàng Việt XK sang Thái Lan còn khá hạn chế. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do năng lực cạnh tranh của hàng hóa cùng chủng loại còn thua xa hàng Thái Lan.

Một lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, chi phí nhân công và các chi phí khác đang tăng dần, phần nào làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt Nam, tiêu biểu như hàng dệt may. Chưa kể, hàng hóa XK của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với nhiều quốc gia XK, đặc biệt là các quốc gia XK mặt hàng nông sản, thủy sản. Tuy đây được coi là những mặt hàng thế mạnh nhưng chất lượng hàng hóa nông sản, thủy sản vẫn chưa đồng đều, khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm còn hạn chế. Vẫn xuất hiện tình trạng hàng XK bị trả về do không đáp ứng tiêu chuẩn, yêu cầu của các nước.

Bên cạnh đó, sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm điện tử- viễn thông, thiết kế thời trang, xây dựng thương hiệu… vẫn tiếp tục là hạn chế của nhiều ngành. Tỷ lệ NK nguyên phụ liệu lớn khiến hàng hóa XK phụ thuộc vào thị trường cung cấp nước ngoài khiến cho XK dễ gặp bất lợi mỗi khi giá thế giới biến động. Trong số 135,6 tỷ USD hàng hóa NK của 8 tháng đầu năm 2017, nhóm hàng cần NK như máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và giải ngân các dự án đầu tư chiếm đa số.

Theo ông Phạm Tất Thắng, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương), XK đã đến lúc phải tập trung cho chất bởi lượng của chúng ta đã đến ngưỡng. Đây là con đường duy nhất để Việt Nam có thể tăng giá trị gia tăng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hóa.

TAGS :